CẦN GIẢI PHÁP MẠNH ĐỂ PHÂN LUỒNG CÓ HIỆU QUẢ HỌC SINH TỐT NGHIỆP THCS

Thứ năm - 24/10/2019 15:44
Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025” được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 522/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 đề ra mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%, vậy các ngành chức năng cần giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nêu trên.
Tiết học pha chế đồ uống do giảng viên Trần Chí Công - Thợ bậc 7 truyền dạy
Tiết học pha chế đồ uống do giảng viên Trần Chí Công - Thợ bậc 7 truyền dạy
Hàng năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS nói chung được định hướng vào 4 luồng chính gồm: học tiếp lên THPT; học lên trình độ trung cấp; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên hoặc chọn con đường trực tiếp đi làm kiếm sống.

                         Học sinh học nghề May thời trang tại Xưởng thực hành 
Công tác phân luồng THCS trong những năm qua đã không thực sự hiệu quả khi tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 10% so với mục tiêu đề ra, trong khi Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách thu hút học sinh THCS vào học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, như việc Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2/10/2015 về việc miễn học phí đối với học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp. Học sinh tốt nghiệp trung cấp được học liên thông lên cao đẳng nghề, đại học và lấy bằng kỹ sư thực hành với thời gian: 9 năm THCS + 4,5 năm (1,5 TC nghề + 1,5 CĐ nghề + 1,5 năm ĐH) = 13 năm. Trong khi đó Học sinh THPT phải đóng học phí khi tới trường, phải học thời gian 9 năm THCS + 3  năm THPT  + 4 năm ĐH = 16 năm. Học sinh tốt nghiệp THPT đi làm việc chỉ xếp bậc lương hệ sơ cấp; trong khi học sinh tốt nghiệp trung cấp  đi làm được xếp mức lương với hệ số 1,86 x lương cơ bản theo quy định + phụ cấp (nếu có), vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc phân luồng thất bại?

          Sự thất bại của việc phân luồng, trước hết là do nhận thức của phụ huynh phần lớn vẫn muốn con vào lớp 10 THPT, mặc dù học lực của học sinh hạn chế và tư tưởng của học sinh cũng chưa nhận thức rõ về nghề nghiệp, chọn nghề của học sinh còn theo tâm lý đám đông, tâm lý xã hội chạy theo bằng cấp.  
          Thứ hai, chỉ tiêu các Trường THPT thi tuyển vào lớp 10 vẫn còn cao nên không khống chế được số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tham gia thi tuyển vào lớp 10. Tỷ lệ học sinh không thi đỗ vào lớp 10 chỉ chiếm khoảng 2%, tổng cộng khoảng 12% (bao gồm sau phân luồng và học sinh không đỗ vào lớp 10 THPT)
          Thứ ba, sự hấp dẫn của các cơ sở GDNN đối với người học nghề chưa thực sự lôi cuốn, thu hút người học; chất lượng đào tạo nghề chưa yên tâm đối với doanh nghiệp tuyển dụng, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; một số nghề thiết bị dạy nghề đã lạc hậu so với quá trình phát triển. Học sinh sau khi tốt nghiệp thường thiếu kỹ năng mềm và ý thức kỷ luật lao động.
          Thứ tư, cơ cấu mạng lưới giáo dục nghề nghiệp hiện nay chưa hợp lý, còn nhiều bất cập giữa nhu cầu người học và ngành nghề đào tạo, ngay trong một địa phương không chỉ có một mà nhiều Trường Trung cấp và Cao đẳng cùng đào tạo một chuyên ngành, nên tính cạnh tranh giữa các đơn vị là rất lớn, trong khi đối tượng người đăng ký học nghề lại hạn chế; nhiều mã nghề mới chưa được các Trường đầu tư quan tâm để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại như các mã nghề làm đẹp, mã nghề dịch vụ, công nghệ hiện đại…
          Thứ năm, doanh nghiệp trong nước chủ yếu là vừa và nhỏ, công tác tuyển dụng lao động cũng manh mún nhỏ lẽ, thiếu bền vững và thu hút người học sau tốt nghiệp vào làm việc, chế độ lương, thưởng chưa đáp ứng yêu cầu; phần lớn các doanh nghiệp uy tín đều có bộ phận đào tạo và tuyển dụng lao động riêng biệt nên học sinh các trường nghề khó tiếp cận, một số doanh nghiệp tuyển dụng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT mà không cần qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề như Samsung và một số doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh….
          Để thực hiện có hiệu quả  Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Đơn vị chủ trì Đề án cần phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu theo Đề án:
          Thứ nhất, Ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, cần phải tuyên truyền đến tận phụ huynh học sinh về các chính sách thu hút học nghề sau tốt nghiệp THCS và học sinh được lợi gì khi tham gia các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; siết chặt chỉ tiêu thi tuyển vào lớp 10 THPT nhằm đảm bảo tỷ lệ học sinh sau Tốt nghiệp THCS chỉ thi vào lớp 10 khi có học lực khá tốt, đồng thời khống chế chỉ tiêu đậu lớp 10 THPT để đảm bảo tính cân đối về mục tiêu đề ra.
          Thứ hai, Ngành Lao động thương binh và Xã hội cần ban hành quy định đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động bắt buộc lao động phải qua đào tạo nghề và được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các tổ chức có đào tạo nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên, điều này sẽ buộc người lao động phải đăng ký học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi muốn vào làm việc tại các doanh nghiệp và đồng thời buộc doanh nghiệp không đứng ngoài cuộc mà phải chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề và các kỹ năng nghề cho lao động.
          Thứ ba, cần khuyến khích mô hình bổ túc văn hóa THPT tại các Trường Trung cấp và Cao đẳng để học sinh sau tốt nghiệp THCS có điều kiện vừa học văn hóa vừa học nghề vì khi học bổ túc THPT học sinh được giảm tải nhiều chương trình khi chỉ phải học 8 môn. Mặc dù Luật Giáo dục nghề nghiệp ban hành năm 2014, không quy định bắt buộc học sinh học trung cấp bắt buộc phải học bổ túc văn hóa. Luật Giáo dục nghề nghiệp chỉ quy định, người có bằng tốt nghiệp THCS nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ CĐ thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông do Bộ GD-ĐT quy định. Tuy nhiên, giá trị bằng tốt nghiệp hệ bổ túc văn hóa gần như tương đương với hệ chính quy vì vậy nếu tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, người học vẫn có thể đăng ký thi đại học, và du học tại các nước tiên tiến. Đây là điều cần thiết cho học sinh tốt nghiệp THCS và phụ huynh học sinh khi phần nhiều phụ huynh vẫn mang tư tưởng bằng cấp, đồng thời cũng là cơ hội cho học sinh học nghề có thể thi tuyển Đại học hoặc chọn con đường du học nếu các em có đam mê và nguyện vọng chính đáng. Đặc biệt, đảm bảo cho người học tiếp cận tiêu chuẩn hệ thống giáo dục ISCED 2011 (International Standard Classification of Education - ISCED) của UNESCO, phù hợp với xu thế chung của thế giới, mở rộng quá trình chuyển đổi văn bằng, di chuyển người học và người lao động, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo.
          Thứ tư, cần có giải pháp sáp nhập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên vào các Trường Trung cấp, Cao đẳng để đảm bảo vừa đào tạo nghề vừa đào tạo bổ túc văn hóa vì thực trạng hiện nay số học sinh theo học ở các cơ sở giáo dục này rất hạn chế, lãng phí về cơ sở vật chất, thiết bị, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tại các địa phương được học nghề gần nhà, giảm được các chi phí sinh hoạt, đi lại.
          Thứ năm, cần hiệu chỉnh lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sáp nhập các đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cùng mã nghề trong mỗi địa phương, thậm chí là các địa phương lân cận để cùng đảm bảo việc đào tạo nghề với quy mô lớn cho các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội, nhằm tránh sự cạnh tranh không đáng có giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi cùng tuyển sinh một mã nghề, đồng thời tránh sự đầu tư dàn trải cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, tăng sự  chủ động cho các trường nghề trong việc khâu nối với các doanh nghiệp tuyển dụng, đặt hàng đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp, nhằm thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề;


 Học sinh học nghề Điện nước tại Xưởng điện theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp

          Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Khắc phục bất cập này giúp tiết kiệm ngân sách và tăng chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, tránh được sự lãng phí cho người học và đảm bảo được sự cân bằng xã hội, tạo ra tiền đề quan trọng cho quá trình thích ứng và hội nhập với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11.2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”./.  
Hàng năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS nói chung được định hướng vào 4 luồng chính gồm: học tiếp lên THPT; học lên trình độ trung cấp; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên hoặc chọn con đường trực tiếp đi làm kiếm sống.
          Công tác phân luồng THCS trong những năm qua đã không thực sự hiệu quả khi tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 10% so với mục tiêu đề ra, trong khi Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách thu hút học sinh THCS vào học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, như việc Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2/10/2015 về việc miễn học phí đối với học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp. Học sinh tốt nghiệp trung cấp được học liên thông lên cao đẳng nghề, đại học và lấy bằng kỹ sư thực hành với thời gian: 9 năm THCS + 4,5 năm (1,5 TC nghề + 1,5 CĐ nghề + 1,5 năm ĐH) = 13 năm. Trong khi đó Học sinh THPT phải đóng học phí khi tới trường, phải học thời gian 9 năm THCS + 3  năm THPT  + 4 năm ĐH = 16 năm. Học sinh tốt nghiệp THPT đi làm việc chỉ xếp bậc lương hệ sơ cấp; trong khi học sinh tốt nghiệp trung cấp  đi làm được xếp mức lương với hệ số 1,86 x lương cơ bản theo quy định + phụ cấp (nếu có), vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc phân luồng thất bại?
          Sự thất bại của việc phân luồng, trước hết là do nhận thức của phụ huynh phần lớn vẫn muốn con vào lớp 10 THPT, mặc dù học lực của học sinh hạn chế và tư tưởng của học sinh cũng chưa nhận thức rõ về nghề nghiệp, chọn nghề của học sinh còn theo tâm lý đám đông, tâm lý xã hội chạy theo bằng cấp.  
          Thứ hai, chỉ tiêu các Trường THPT thi tuyển vào lớp 10 vẫn còn cao nên không khống chế được số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tham gia thi tuyển vào lớp 10. Tỷ lệ học sinh không thi đỗ vào lớp 10 chỉ chiếm khoảng 2%, tổng cộng khoảng 12% (bao gồm sau phân luồng và học sinh không đỗ vào lớp 10 THPT)
          Thứ ba, sự hấp dẫn của các cơ sở GDNN đối với người học nghề chưa thực sự lôi cuốn, thu hút người học; chất lượng đào tạo nghề chưa yên tâm đối với doanh nghiệp tuyển dụng, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, kỹ năng thực hành chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; một số nghề thiết bị dạy nghề đã lạc hậu so với quá trình phát triển. Học sinh sau khi tốt nghiệp thường thiếu kỹ năng mềm và ý thức kỷ luật lao động.
          Thứ tư, cơ cấu mạng lưới giáo dục nghề nghiệp hiện nay chưa hợp lý, còn nhiều bất cập giữa nhu cầu người học và ngành nghề đào tạo, ngay trong một địa phương không chỉ có một mà nhiều Trường Trung cấp và Cao đẳng cùng đào tạo một chuyên ngành, nên tính cạnh tranh giữa các đơn vị là rất lớn, trong khi đối tượng người đăng ký học nghề lại hạn chế; nhiều mã nghề mới chưa được các Trường đầu tư quan tâm để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại như các mã nghề làm đẹp, mã nghề dịch vụ, công nghệ hiện đại…
          Thứ năm, doanh nghiệp trong nước chủ yếu là vừa và nhỏ, công tác tuyển dụng lao động cũng manh mún nhỏ lẽ, thiếu bền vững và thu hút người học sau tốt nghiệp vào làm việc, chế độ lương, thưởng chưa đáp ứng yêu cầu; phần lớn các doanh nghiệp uy tín đều có bộ phận đào tạo và tuyển dụng lao động riêng biệt nên học sinh các trường nghề khó tiếp cận, một số doanh nghiệp tuyển dụng học sinh tốt nghiệp THCS, THPT mà không cần qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề như Samsung và một số doanh nghiệp tại các khu công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh….
          Để thực hiện có hiệu quả  Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Đơn vị chủ trì Đề án cần phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội và các địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu theo Đề án:
          Thứ nhất, Ngành Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS, cần phải tuyên truyền đến tận phụ huynh học sinh về các chính sách thu hút học nghề sau tốt nghiệp THCS và học sinh được lợi gì khi tham gia các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp; siết chặt chỉ tiêu thi tuyển vào lớp 10 THPT nhằm đảm bảo tỷ lệ học sinh sau Tốt nghiệp THCS chỉ thi vào lớp 10 khi có học lực khá tốt, đồng thời khống chế chỉ tiêu đậu lớp 10 THPT để đảm bảo tính cân đối về mục tiêu đề ra.
          Thứ hai, Ngành Lao động thương binh và Xã hội cần ban hành quy định đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động bắt buộc lao động phải qua đào tạo nghề và được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc các tổ chức có đào tạo nghề cấp chứng chỉ sơ cấp nghề trở lên, điều này sẽ buộc người lao động phải đăng ký học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi muốn vào làm việc tại các doanh nghiệp và đồng thời buộc doanh nghiệp không đứng ngoài cuộc mà phải chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề và các kỹ năng nghề cho lao động.
          Thứ ba, cần khuyến khích mô hình bổ túc văn hóa THPT tại các Trường Trung cấp và Cao đẳng để học sinh sau tốt nghiệp THCS có điều kiện vừa học văn hóa vừa học nghề vì khi học bổ túc THPT học sinh được giảm tải nhiều chương trình khi chỉ phải học 8 môn. Mặc dù Luật Giáo dục nghề nghiệp ban hành năm 2014, không quy định bắt buộc học sinh học trung cấp bắt buộc phải học bổ túc văn hóa. Luật Giáo dục nghề nghiệp chỉ quy định, người có bằng tốt nghiệp THCS nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ CĐ thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông do Bộ GD-ĐT quy định. Tuy nhiên, giá trị bằng tốt nghiệp hệ bổ túc văn hóa gần như tương đương với hệ chính quy vì vậy nếu tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, người học vẫn có thể đăng ký thi đại học, và du học tại các nước tiên tiến. Đây là điều cần thiết cho học sinh tốt nghiệp THCS và phụ huynh học sinh khi phần nhiều phụ huynh vẫn mang tư tưởng bằng cấp, đồng thời cũng là cơ hội cho học sinh học nghề có thể thi tuyển Đại học hoặc chọn con đường du học nếu các em có đam mê và nguyện vọng chính đáng. Đặc biệt, đảm bảo cho người học tiếp cận tiêu chuẩn hệ thống giáo dục ISCED 2011 (International Standard Classification of Education - ISCED) của UNESCO, phù hợp với xu thế chung của thế giới, mở rộng quá trình chuyển đổi văn bằng, di chuyển người học và người lao động, tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo.
          Thứ tư, cần có giải pháp sáp nhập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên vào các Trường Trung cấp, Cao đẳng để đảm bảo vừa đào tạo nghề vừa đào tạo bổ túc văn hóa vì thực trạng hiện nay số học sinh theo học ở các cơ sở giáo dục này rất hạn chế, lãng phí về cơ sở vật chất, thiết bị, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tại các địa phương được học nghề gần nhà, giảm được các chi phí sinh hoạt, đi lại.
          Thứ năm, cần hiệu chỉnh lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sáp nhập các đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cùng mã nghề trong mỗi địa phương, thậm chí là các địa phương lân cận để cùng đảm bảo việc đào tạo nghề với quy mô lớn cho các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội, nhằm tránh sự cạnh tranh không đáng có giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi cùng tuyển sinh một mã nghề, đồng thời tránh sự đầu tư dàn trải cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, tăng sự  chủ động cho các trường nghề trong việc khâu nối với các doanh nghiệp tuyển dụng, đặt hàng đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp, nhằm thu hút học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề;
         Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Khắc phục bất cập này giúp tiết kiệm ngân sách và tăng chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, tránh được sự lãng phí cho người học và đảm bảo được sự cân bằng xã hội, tạo ra tiền đề quan trọng cho quá trình thích ứng và hội nhập với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11.2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”./.  

                                                                                                                                                                                        Longtran


  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tổng cục giáo dục nghề nghiệp
Sở Lao động Thương binh
Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh
Sở giáo dục
Lịch công tác
Văn bản mới

07/KH - TCNLTT

Kế Hoạch Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020, Chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019)

Thời gian đăng: 31/10/2019

lượt xem: 1705 | lượt tải:487

110/QĐ - TCNLTT

Quyết Định Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trang thông tin điện tử ( Webside ) Trường TCN Lý Tự Trọng

Thời gian đăng: 31/10/2019

lượt xem: 1800 | lượt tải:582
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay1,218
  • Tháng hiện tại46,008
  • Tổng lượt truy cập1,687,915
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây