7 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 03/2020

Thứ ba - 03/03/2020 09:58

7 chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 03/2020

1. Giáo viên nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên, sẽ được hưởng thêm trợ cấp

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

Theo đó, những đối tượng áp dụng là những nhà giáo nghỉ hưu được quy định tại Điều 2 Nghị định này sẽ được hưởng thêm trợ cấp khi chưa được hưởng phụ cấp thâm niên.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định những nhà giáo trên được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ các điều kiện:

- Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng BHXH từ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên;

- Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến 31/5/2011;

- Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012;

- Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật BHXH thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.

*Công thức tính mức trợ cấp một lần bằng tiền:

Số tiền trợ cấp = (Lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp.

>>>Nghị định 24/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/03/2020

2. Bổ sung quy định về hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam

Đây là một trong 05 điểm mới tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam.

Để khắc phục hạn chế do các văn bản pháp luật về quốc tịch trước đây do không có quy định này, nên rất nhiều trường hợp mặc dù đã được cho thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn sử dụng Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân…để chứng minh tư cách công dân Việt Nam trong các giao dịch; nên tại Điều 4 Nghị định đã có quy định về việc hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

Ngoài điểm mới được nêu ở trên, Nghị định 16/2020/NĐ-CP còn có 04 điểm mới nổi bật khác, cụ thể:

- Khẳng định lại nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật quốc tịch, tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật đối với người có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài

- Quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch

- Quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn về các điều kiện xin giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam

- Bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam 

>>>Nghị định 16/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2020

3. 03 trường hợp được kéo dài thời gian gặp phạm nhân

Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định chi tiết chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ  trong Công an nhân dân. Trong đó quy định tại Điều 3 Thông tư bày, 03 trường hợp sau đây người thân có thể kéo dài thời gian gặp phạm nhân:

a) Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên hoặc do yêu cầu của công tác giáo dục cải tạo thì có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân tại Nhà gặp phạm nhân nhưng không quá 03 giờ;

b) Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 03 giờ;

c) Có ít nhất bốn quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt và được khen thưởng do có thành tích lao động, học tập theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng từ trên 03 giờ đến không quá 24 giờ

>>>Thông tư 14/2020/TT-BCA có hiệu lực 26/03/2020

4. Công chức sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc nếu vi phạm một trong 04 hành vi sau đây

Nội dung này được quy định tại Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu vi phạm một trong các hành vi sau đây:

1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

3. Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

>>>Nghị định 19/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 31/03/2020

5. Quy định chi tiết về 2/10 điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

Điều 38 Luật chăn nuôi 2018 quy định 10 điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; trong đó có 02 điều kiện được Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật chăn nuôi quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định, cụ thể:

- Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi

- Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

>>>Nghị định 13/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/03/2020

6. Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ

Nghị định 09/2020/NĐ-CP được ban hành để bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bải trì đường bộ, bao gồm:

1. Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

2. Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

3. Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

>>>Nghị định 09/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/03/2020

7. Ban hành quy định hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo đó, mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập 01 Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa với số thành viên là số lẻ, tối thiểu là 11 người và có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên. Hội đồng bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa lựa chọn.

Trong trường hợp cơ sở có nhiều cấp thì mỗi cấp được thành lập 01 Hội đồng và nếu quy mô cơ sở dưới 10 lớp thì số thành viên tối thiểu của Hội đồng là 07 người. Người đã tham gia việc biên soạn sách hoặc tham gia thẩm định sách, chỉ đạo biện soạn, xuất bản, in, phát hành hoặc làm việc tại các nhà xuất bản sách thì không được tham gia Hội đồng.

>>>Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực vào ngày 15/03/2020

Tác giả: Phan Thị Minh Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tổng cục giáo dục nghề nghiệp
Sở Lao động Thương binh
Lịch công tác
Sở giáo dục
Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh
Văn bản mới

07/KH - TCNLTT

Kế Hoạch Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020, Chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019)

Thời gian đăng: 31/10/2019

lượt xem: 1642 | lượt tải:459

110/QĐ - TCNLTT

Quyết Định Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trang thông tin điện tử ( Webside ) Trường TCN Lý Tự Trọng

Thời gian đăng: 31/10/2019

lượt xem: 1732 | lượt tải:550
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,146
  • Tháng hiện tại5,619
  • Tổng lượt truy cập1,530,741
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây