Tương lai tấm bằng đại học sẽ không còn 'thống trị'

Thứ tư - 23/10/2019 17:30
Tương lai của công việc sẽ không phải là bằng cấp. Càng ngày, sự ưu tiên về các kỹ năng sẽ càng cao. Và không có bất kỳ một trường đại học nào, dù là Harvard hay Udacity có thể giúp nghề nghiệp của chúng ta bền vững trong một kỷ nguyên đầy biến động của công nghệ và những đột phá.
Tương lai tấm bằng đại học sẽ không còn 'thống trị'

Tương lai tấm bằng đại học sẽ không còn 'thống trị'

Trước đây, Google từng đòi hỏi bảng điểm của ứng viên khi tuyển dụng. Tuy nhiên, hiện những yếu tố này không còn là dự đoán có giá trị về năng lực làm việc của các ứng viên trong tương lai.

Những nghề có nhu cầu cao cũng không tồn tại quá 10 năm

Khảo sát có tên “Freelancing in America 2018” từ 6001 người làm việc tự do (freelancer) tại Mỹ cho thấy, 93% người làm việc tự do với tấm bằng 4 năm đại học đều khẳng định, việc đào tạo kỹ năng quan trọng hơn rất nhiều so với bằng cấp mà họ có được. Ngoài ra, có tới 70% người làm việc tự do tại Mỹ đã tự rèn luyện hoặc tham gia vào các khóa huấn luyện kỹ năng công việc kéo dài 6 tháng.

Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra những vấn đề trong thực tế. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cùng với chi phí giáo dục tăng cao đã làm cho hệ thống giáo dục truyền thống ngày càng trở thành lựa chọn rủi ro và lỗi thời.

Song cho tới bây giờ vẫn còn những suy nghĩ cho rằng, bằng cấp là tấm chứng nhận nghề nghiệp chắc chắn trong suốt cuộc đời. Suy nghĩ đó đã tạo ra cảm giác an toàn, ảo tưởng rằng công việc chỉ đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng có sẵn không thay đổi.

Trước đây, Google từng đòi hỏi bảng điểm của ứng viên khi tuyển dụng. Tuy nhiên, hiện những yếu tố này không còn là dự đoán có giá trị về năng lực làm việc của các ứng viên trong tương lai.

Năm 2016, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã chỉ ra rằng, trong rất nhiều ngành nghề ở các quốc gia, kể cả các nghề có nhu cầu việc làm cao cũng không thể tồn tại quá 10 năm, thậm chí 5 năm. Trong tương lai, xu hướng này càng trở nên rõ rệt.

Các số liệu nghiên cứu từ Upwok cũng khẳng định xu thế thay đổi đó. Trong báo cáo định kỳ hàng quý về chỉ số kỹ năng đã chỉ ra rằng, 70% những kỹ năng gia tăng nhanh nhất là những kỹ năng mới.

Dự đoán được những thay đổi như vậy sẽ tiếp diễn, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nêu ra một nghiên cứu rằng, 65% học sinh đang học cấp tiểu học sau này sẽ tham gia vào những công việc hiện chưa tồn tại.

Thông tin này không khiến Stephane Kasriel - Giám đốc điều hành của Upwork ngạc nhiên. Thực tế, cha của ông cũng chỉ có một nghề duy nhất trong cả cuộc đời, trong khi ông lại có rất nhiều công việc khác nhau.

“Do đó, chúng ta cần có nhiều lựa chọn hơn để phát triển mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào bằng cấp như một sự chứng minh về khả năng. Chúng ta cần những con đường mới để thành công và hy vọng”, Stephane Kasriel khẳng định.

Các lựa chọn giáo dục mới phi truyền thống

Tương lai của công việc sẽ không phải là bằng cấp. Càng ngày, sự ưu tiên về các kỹ năng sẽ càng cao. Và không có bất kỳ một trường đại học nào, dù là Harvard hay Udacity có thể giúp nghề nghiệp của chúng ta bền vững trong một kỷ nguyên đầy biến động của công nghệ và những đột phá.

Ở cương vị là lãnh đạo một công ty công nghệ và từng là trưởng bộ phận công nghệ, CEO của Upwork đã tuyển dụng rất nhiều lập trình viên. Đối với ông, có bằng cấp trong ngành máy tính không quan trọng bằng việc họ suy nghĩ và lập trình tốt như thế nào trong thực tế. Sự thật, trong số 20 kỹ năng phát triển nhanh nhất dựa trên chỉ số kỹ năng của Upwork, không có kỹ năng nào yêu cầu bằng cấp.

Những người làm việc tự do - phân khúc phát triển nhanh nhất của lực lượng lao động – luôn nhận thức được rằng giáo dục không bao giờ dừng lại. Đó là một quá trình học tập suốt đời.

Các doanh nghiệp lớn luôn chú ý tới vấn đề này. Năm ngoái, PwC đã bắt đầu thử nghiệm chương trình cho phép các học sinh tốt nghiệp trung học bắt đầu làm dưới vai trò kế toán và tư vấn quản lý rủi ro. Trang tuyển dụng Glassdoor cũng đã liệt kê 15 công ty không còn cần đến bằng cấp, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ như Apple, IBM và Google. Có rất nhiều công ty đã trả lương hấp dẫn cho những người theo giáo dục phi truyền thống hoặc chỉ có bằng tốt nghiệp trung học.

Trước đây, Google cũng từng đòi hỏi bảng điểm và điểm tổng kết khi tuyển dụng. Tuy nhiên như Laszlo Bock – người đứng đầu bộ phận tuyển dụng giải thích, những yếu tố đó không phải là dự đoán có giá trị về năng lực làm việc của nhân viên trong tương lai. Và hiện tại, tỷ lệ nhân viên không tốt nghiệp từ nền giáo dục truyền thống tại Google đang tăng lên.

Nhằm đáp ứng với các nhu cầu về kỹ năng mới, người trẻ thay vì học tập trong các môi trường truyền thống có thể đăng ký vào các tổ chức tập trung vào dự án hoặc tham gia vào các chương trình học trực tuyến.

CEO của Upwork cho biết, ông không khẳng định rằng việc học tập theo phương pháp truyền thống là phí tiền của và thời gian cho mọi người. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần phải lưu ý là tương lai của công việc sẽ không phải là bằng cấp mà là những kỹ năng. Mọi cá nhân cần nhận thức học tập không chỉ lấy bằng cấp mà đó là một quá trình học tập suốt đời.

Trường Giang(Theo CNBC)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lịch công tác
Sở Lao động Thương binh
Tổng cục giáo dục nghề nghiệp
Sở giáo dục
Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh
Văn bản mới

07/KH - TCNLTT

Kế Hoạch Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2019 - 2020, Chào mừng kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2019)

Thời gian đăng: 31/10/2019

lượt xem: 1705 | lượt tải:487

110/QĐ - TCNLTT

Quyết Định Về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trang thông tin điện tử ( Webside ) Trường TCN Lý Tự Trọng

Thời gian đăng: 31/10/2019

lượt xem: 1800 | lượt tải:582
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay1,111
  • Tháng hiện tại45,901
  • Tổng lượt truy cập1,687,808
Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây